Phân biệt bảo hiểm cháy nổ
Nội dung bài viết
Bảo hiểm cháy nổ là gì ?
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho Người được bảo hiểm giá trị của tài sản tại thời điểm xảy ra thiệt hại (thời điểm tai nạn), mất mát hay phá huỷ về vật chất một cách bất ngờ đối với tài sản đó hoặc giá trị bị thiệt hại đó (sau đây những mất mát, phá hủy hay thiệt hại vật chất một cách bất ngờ được gọi chung là Thiệt hại) hoặc tùy theo sự lựa chọn của mình, Công ty bảo hiểm có thể phục hồi hay thay thế một phần hoặc toàn bộ tài sản bị tổn thất.
Các loại hình cháy nổ trên thị trường:
A. Bảo hiểm bắt buộc
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc:
Đây là loại hình Bảo hiểm bắt buộc của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ. Văn bản Luật hiện hành: Nghị định 67/2023/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2023
Nghị định trên được áp dụng đối với:
1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy đối với bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
Tham khảo thêm các văn bản Luật:
Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ; chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”).
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Loại hình bảo hiểm này chỉ bảo hiểm 02 rủi ro Cháy; Nổ (Nguyên nhân gây ra sự cố là Cháy hoặc Nổ thì thuộc phạm vi bảo hiểm, các nguyên nhân khác như: giông bão, lũ lụt.. sẽ không thuộc phạm vi bảo hiểm). Muốn được bảo hiểm thêm các rủi ro khác thì loại hình cháy nổ tự nguyện sẽ đáp ứng được nhu cầu đó.
B. Bảo hiểm tự nguyện
Người được bảo hiểm (Người mua bảo hiểm) có nhu cầu bảo vệ cho tài sản của mình sẽ tham gia bảo hiểm Hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt hay bảo hiểm Mọi rủi ro tài sản. Mỗi Doanh nghiệp bảo hiểm tự ban hành Quy tắc bảo hiểm riêng và được thông qua Bộ Tài Chính (là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước…) phê duyệt mới được phép triển khai trên thị trường. (Có 02 loai: Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt và Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản).
1. Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt:
Loại hình bảo hiểm này liệt kê các rủi ro định danh (A, B, C, D, E, F, G, H, J). Khi phát sinh sự cố thì nguyên nhân dẫn đến sự cố phải thuộc các rủi ro được liệt kê trong Hợp đồng bảo hiểm (HĐBH).
Doanh nghiệp bảo hiểm và Người được bảo hiểm sẽ thỏa thuận về các rủi ro và thể hiện rõ trên HĐBH. Trường hợp nguyên nhân phát sinh sự cố mà trong HĐBH không liệt kê loại rủi ro định danh thì tổn thất ấy không thuộc phạm vi trách nhiệm của Doanh nghiệp bảo hiểm.
Các rủi ro thường bao gồm:
Hỏa hoạn (A)
Nổ (B)
Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào (C)
Gây rối, đình công, bãi công, sa thải (D)
Hành động ác ý (E)
Động đất, núi lửa phun, bao gồm cả lụt và nước biển tràn do hậu quả của động đất và núi lửa phun (F)
Giông và bão (G)
Giông tố, bão, lũ lụt (H)
Vỡ hay tràn nước từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc đường ống dẫn nước (I)
Xe cộ hay súc vật không thuộc quyền sở hữu, kiểm soát của người được bảo hiểm hay nhân viên của họ đâm vào (J)
Lưu ý: Xem kỹ phần loại rủi ro được liệt kê trong HĐBH
2. Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản:
Ngược lại với loại hình bảo hiểm Hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. Loại hình bảo hiểm Mọi rủi ro tài sản sẽ không kê khai định danh các rủi ro mà chỉ kê khai các điểm Loại trừ bảo hiểm trên Quy tắc bảo hiểm.
Nghĩa là: các nguyên nhân phát sinh rủi ro nếu không rơi vào các điểm loại trừ thì sẽ thuộc phạm vi của bảo hiểm và ngược lại nếu nguyên nhân rủi ro rơi vào điểm loại trừ thì không thuộc phạm vi của bảo hiểm.
Lưu ý: Xem kỹ phần loại trừ bảo hiểm (Ngoài loại trừ là thuộc phạm vi bảo hiểm)
Kết hợp bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và tự nguyện |
Ghi chú |
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và các rủi ro đặt biệt |
Là sự kết hợp của Cháy nổ bắt buộc và Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặt biệt |
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và mọi rủi ro tài sản |
Là sự kết hợp của Cháy nổ bắt buộc và Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản |
Tỉ lệ phí bảo hiểm cháy nổ:
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc | Phí bảo hiểm quy định của Pháp Luật (Nghị định 67/2023/NĐ-CP) Bài viết: Phí bảo hiểm cháy nổ hiện hành) | Do Luật quy định nên tỉ lệ phí không được giảm (Doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bán chung 1 mức phí) |
Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt và Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản |
Phí thỏa thuật giữa Doanh nghiệp bảo hiểm và Người được bảo hiểm (Người mua bảo hiểm) |
Do Doanh nghiệp bảo hiểm tự chủ động nên thường thấp hơn bảo hiểm Cháy nổ bắt buộc |
Trường hợp muốn bảo vệ tài sản của minh nên chọn mua bảo hiểm cháy nổ tự nguyện vì phí bảo hiểm thấp hơn và quyền lợi bảo hiểm nhiều hơn loại hình bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Tuy nhiên, các cơ sở hoạt động kinh doanh có nguy cơ cháy nổ phải buộc mua bảo hiểm Cháy nổ bắt buộc nếu không sẽ bị cơ quan Phòng Cháy Chữa Cháy phạt theo quy định của Pháp luật.
Để tiết kiệm chi phí tham giam bảo hiểm vào bảo đảm quyền lợi thì nên chọn Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và các rủi ro đặt biệt hay Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và mọi rủi ro tài sản (vừa bảo đảm quyền lợi vừa tuân thủ theo quy định của Pháp luật)
Có thắc mắt hay góp thêm ý kiến để lại bình luận bên dưới nhé !