Cách thức bồi thường bảo hiểm trùng

Câu hỏi đặt ra là do sơ ý bạn hoặc người nhà cùng mua bảo hiểm cho một đối tượng ( Nhà, xe, tai nạn con người ) của hai hay nhiều công ty Bảo hiểm khác nhau. Khi phát sinh bảo hiểm thì được tính toán như thế nào.

I/ Trường hợp này có được bồi thường hay không ?  (<== Chi tiết tại bài viết)

II/ Cách thức bồi thường bảo hiểm trùng.

Con người không tính bảo hiểm trùng

Đầu tiên tách riêng phần con người vì Con người. Không tính bảo hiểm trùng. Tùy từng loại hình tham gia sẽ có cách tính bồi thường khác nhau.

Bài viết Bồi thường Lái xe Người ngồi trên xe
Bài viết Bồi thường Tai nạn 24/24.

Tài sản tính bảo hiểm trùng
Như Vật chất xe; thân tàu; Cháy nổ nhà xưởng, máy móc….
Tuy khác đối tượng nhưng cách tính tương tự nhau đều tính theo tỉ lệ tham gia bảo hiểm của đối  tượng với từng hợp đồng

Ví dụ: Xe ô tô có giá thị trường giao động từ  9 trđ đến 1,2 tỉ. tham gia Vật chất xe tại 3 công ty bảo hiểm.

Tham gia tại Công ty bảo hiểm A, số tiền là  950,000,000
Tham gia tại Công ty bảo hiểm B, số tiền là  1,100,000,000
Tham gia tại Công ty bảo hiểm C, số tiền là  1,200,000,000

Được Quy định cụ thể trong Khoản 2 – Điều 44 Luật Kinh Doanh Bảo hiểm 

Cách tính
Kết Quả
Tổng mức trách nhiệm tham gia: 950 trđ + 1,1 tỉ + 1,2 tỉ = 3,25 tỉ
Do tính phần trăm nên sẽ có số lẻ (STBT làm tròn số)
Công ty A chiếm tỉ lệ
950 x 100% x 3,25 tỉ = 29%
STBT Công ty A: 500 trđ x 29% = 146 trđ
Công ty B chiếm tỉ lệ
1,1 tỉ x 100% x 3,25 tỉ = 34%.
STBT Công ty B: 500 trđ x 34% = 169 trđ
Công ty C chiếm tỉ lệ
1,2 tỉ x 100% x 3,25 tỉ = 37%
STBT Công ty C: 500 trđ x 37% = 185 trđ

Tuy nhiên có một số loại hình bảo hiểm (như TNDS) sẽ có văn bản quy định riêng cụ thể như BH TNDS Ô Tô / Xe máy thì Đơn vị bảo hiểm nào cấp trước sẽ bồi thường toàn bộ phần tổn thất thuộc trách nhiệm của bảo hiểm. Các Doanh nghiệp bảo hiểm còn lại do cấp trùng nên sẽ phải hoàn trả phí bảo hiểm đã thu của Người được bảo hiểm. (Căn cứ theo điểm 5 khoản 2 Điều 14 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP )

Loại hình bảo hiểm nào không có Quy định riêng thì áp dụng theo phương pháp trên (Được Quy định cụ thể trong Khoản 2 – Điều 44 Luật Kinh Doanh Bảo hiểm)

Có thắc mắc hay góp thêm ý kiến để lại bình luận bên dưới nhé 

5/5 - (3 bình chọn)

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by toilambaohiem.com
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay