Loại trừ bảo hiểm là gì ? Lưu ý quan trọng khi mua bảo hiểm ?
Nội dung bài viết
Ngoài chú ý đến Phạm vi Bảo hiểm còn đặt biệt quan trọng đến các điểm loại trừ bảo hiểm.
(Ảnh minh họa)
Loại trừ bảo hiểm là gì ?
Đây là phần ít thấy quan tâm. Tuy nhiên đây là phần vô cùng quan trọng khi tham gia bảo hiểm.
Được định nghĩa: Loại trừ bảo hiểm (hay còn gọi là loại trừ trách nhiệm bảo hiểm) là những trường hợp xảy ra sẽ không được công ty bảo hiểm chi trả quyền lợi bảo hiểm.
Loại trừ bảo hiểm được liệt kê ở đâu ?
Loại trừ này được nêu rõ trong Hợp đồng, Giấy chứng nhận, Quy tắc. Giấy yêu cầu …..
Tuy nhiên phản nhấn mạnh rằng: Các điều khoản này đôi khi rất nhiều lại ít được thể hiện rõ trên Hợp đồng, Giấy chứng nhận bảo hiểm (ở đây tôi nêu là đôi khi chứ không phải là lúc nào cũng vậy).
Thường sẽ gặp trường hợp như sau:
Trên Giấy chứng nhận / Hợp đồng bảo hiểm thường sẽ ghi: GCNBH / HĐBH được cấp theo (Căn cứ theo) Nghị định / Quy tắc/ Quy định ….
Hoặc Nghị định / Quy tắc / Quy định ( đính kèm theo )
Không nhận được quy tắc do một số lý do: Đây là văn bản Luật của Nhà nước đã có đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng nên người mua phải tự tìm hiểu trường hợp không tìm thấy thì liên hệ với Công ty bảo hiểm để được cung cấp điển hình là bảo hiểm trách nhiệm dân sự Ô tô / Xe máy / Cháy nổ bắc buộc ….
Có đính kèm theo nhưng cán bộ tư vấn ngại giải thích và Người mua bảo hiểm không mấy quan tâm: Dẫn đến việc khi phát sinh sự kiện bảo hiểm sẽ không thuộc trách nhiệm bảo hiểm (từ chối bảo hiểm). Đâm ra bức xúc và tạo suy nghĩ sai lệch về bảo hiểm.
Tóm gọn lại đang có nhu cầu mua bảo hiểm phải xem kỹ điểm này nhé Nếu cần tư vấn thêm bạn để lại thông tin tôi sẽ liên hệ giải thích
Ví dụ một số điển loại trừ bảo hiểm trong nghiệp vụ TNDS bắc buộc Ô tô / Xe máy:
Căn cứ theo Thông tư 04/2021/TT–BTC và Nghị định 03/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2017
Điều 13 – Nghị định 03 Quy định
1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.
2. Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe Cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
3. Người lái xe chưa đủ độ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản Lý Giấy phép lái xe) hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe.
4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
5. Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.
6. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
8. Chiến tranh, khủng bố, động đất.
Có thắc mắc hay góp thêm ý kiến để lại bình luận bên dưới nhé !