Bồi thường bảo hiểm

Bồi thường nhân đạo trong trách nhiệm dân sự Ô Tô / Xe máy là như thế nào ?

I. Bồi thường nhân đạo trường hợp có tham gia bảo hiểm và lỗi thuộc về bên thứ 3

Chú thích:
Bên A Xe tham gia bảo hiểm
Bên B Người thứ 3 ( Không phải là Người mua bảo hiểm hay chủ xe / lái xe và Công ty bảo hiểm)

Câu hỏi đặt ra là trong 1 vụ tai nạn giao thông, bên A tham gia Bảo hiểm va chạm với xe B (Người thứ 3). Trong vụ tai nạn này lỗi hoàn toàn thuộc về xe B. Hậu quả người bên A và B bị thương. Lúc này đáng lý là Bên B sẽ bồi thường cho bên A, Tuy nhiên do Bên B bị quá nặng hoặc không có điều kiện chi trả. Khi đó bên A cảm thông và chi hỗ trợ cho bên B một số tiền. Vậy trường hợp này bên A có được bảo hiểm thanh toán lại không ?

Câu trả lới: căn cứ vào Thông tư 03/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2021 trường hợp nêu trên được thanh toán. Cụ thể: Căn cứ vào điểm b mục 3 Điều 14 

Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba, thì mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng đối với các đối tượng thuộc bên thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi), nhưng không vượt quá 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Cách tính toán bồi thường nhân đạo như thế nào ?

Như Thông tư đã quy định: 50% của mức bồi thường quy định hay còn gọi là 50% mức trách nhiệm. Nhiều người thường hiểu lầm vấn đề này. Bài viết sẽ phận tích chi tiết.

Đầu tiên phải hiểu: Mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này là: BẢNG QUY ĐỊNH TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG đây là quy định số tiền Công ty bảo hiểm sẽ chi trả lại cho người được bảo hiểm trong 1 vụ tai nạn. 

(Ảnh minh họa)

Số tiền bồi thường = Mức trách nhiệm x tỉ lệ thương tật

Ví dụ: Trường hợp tai nạn bên B bị gãy 2 xương sườn.

Trường hợp lỗi A và các tính chi tiết số tiền bồi thường tham khảo bài viết: Tính toàn bồi thường TNDS Ô tô / Xe máy

Trường hợp lỗi Bên A Trường hợp lỗi Bên B
Mức trách nhiệm từ 3% – 5%.
Tức bảo hiểm sẽ thanh toán cho A
Số tiền tối thiểu là: 150.000.000 x 3% = 4.500.000 vnđ
Số tiền tối đa là: 150.000.000 x 5% = 7.500.000 vnđ
Như đã nêu trên sẽ thanh toán 50% của mức bồi thường. Là 50% của 3% – 50% của 5%. Tức bảo hiểm sẽ thanh toán cho A
Số tiền tối thiểu là: 50% x 4.500.000 =  2.250.000 vnđ
Số tiền tối đa là: 50% x 7.500.000 =  3.750.000 vnđ

Ghi chú: rất nhiều người hay nhầm lẫn 50% của mức bồi thường quy định hay còn gọi là 50% mức trách nhiệm. Nhấn mạnh từ quy định. Và đó không phải 50% số tiền bên A đã chi ra để hỗ trợ bên B.
Ví dụ: Lỗi B và B tự vong. A hỗ trợ cho B số tiền là 50 triệu. Lúc này Bảo hiểm thanh toán lại cho A, số tiền là 50 triệu chứ không phải 25 triệu đâu nhé.
Ví dụ củ thể

Trường hợp 1 chi thấp hơn số tiền quy định Trường hợp 1 chi cao hơn số tiền quy định
A hỗ trợ cho B số tiền là 50 triệu A hỗ trợ cho B số tiền là 90 triệu
Công thức: Số tiền bồi thường quy định là 50% x 150.000.000 = 75 triệu
> 50 triệu. Bảo hiểm thanh toán lại cho A số tiền là: 50 triệu.
< 90 triệu. Bảo hiểm thanh toán lại cho A số tiền là: 75 triệu.

II. Bồi thường nhân đạo trường hợp không tham gia bảo hiểm bị tai nạn giao thông.

Căn cứ vào Thông tư 03/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2021. Cụ thể: Căn cứ vào điểm a mục 1 Điều 27 

a) Chi hỗ trợ nhân đạo với các mức cụ thể như sau:
Trong các trường hợp không xác định được xe gây tai nạn, xe không tham gia bảo hiểmcác trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Điều 13 Nghị định này (trừ hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc của người bị thiệt hại): 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong; 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với các trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.

Giả thích: Nếu một người bị tai nạn giao thông thuộc 1 trong 2 trường hợp trên sẽ được Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam hỗ trợ do không mai bị tai nạn giao thông, số tiền là:

+ Trường hợp tự vong    : 30% x 150.000.000 vnđ = 45.000.000 vnđ
+ Trường hợp bị thương : 10% x 150.000.000 vnđ = 15.000.000 vnđ (tối đa)

Có thắc mắc hay góp thêm ý kiến để lại bình luận bên dưới nhé !

5/5 - (2 bình chọn)
Thông TM

Nhân viên kinh doanh / Chuyên viên bồi thường / Giám định viên bảo hiểm phi nhân thọ

Để lại bình luận cho bài viết

Recent Posts

Hiểu lầm về bảo hiểm ÔTô

ÔTô không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là 1 tài sản lớn.…

5 tháng ago

Phân biệt bảo hiểm con người

Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại hình bảo hiểm con người. Bài…

9 tháng ago

Bảo hiểm con người kết hợp

Bảo hiểm con người kết hợp hay còn gọi là tai nạn con người A-B-C…

9 tháng ago

Điểm mới Nghị Định Số 67/2023/NĐ-CP về Xe Cơ Giới

Ngày 06 tháng 09 năm 2023 Chính phủ ban hàng Nghị định số 67/2023/NĐ-CP quy…

1 năm ago

Điểm mới Nghị Định Số 67/2023/NĐ-CP về Cháy Nổ

Ngày 06 tháng 09 năm 2023 Chính phủ ban hàng Nghị định số 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo…

1 năm ago

Phí bảo hiểm cháy nổ hiện hành

MỨC PHÍ BẢO HIỂM CHÁY NỔ VÀ MỨC KHẤU TRỪ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT…

1 năm ago