Nội dung bài viết
Ghi chú: | |
A | Xe tham gia bảo hiểm (Người thứ 1) |
BH | Công ty bảo hiểm |
B | Đối tượng còn lại (Gọi tắc là Bên thứ 3): Bao gồm Tài sản (Xe, hàng hóa, Nhà…); Con người |
Hồ sơ CA |
Cơ quan có thẩm quyền như Công An CSGT – CSĐT, Viện Kiểm soát; Tòa án. |
Lỗi |
Do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. |
Luật hiện hành |
Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ |
Bảng tỉ lệ |
BẢNG QUY ĐỊNH TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG (Kèm theo Nghị định số 03/2021/NĐ-CP): Liệt kê các loại thương tật và tỉ lệ mà Công ty bảo hiểm căn cứ chi trả. |
Mức trách nhiệm đối với người thứ 3 hiện hành:
Xe máy | Xe Ô Tô |
Về người: 150 trđ / 1 người / 1 vụ | Về người: 150 trđ / 1 người / 1 vụ |
Tài sản: 50 trđ / 1 vụ | Tài sản: 100 trđ / 1 vụ |
Giải thích nhiều người thường hiểu lầm: + Về người: B bị tổn thất 2,3…. người thì mức tối đa mỗi người là 150 trđ + Tài sản: B bị tổn thất thì mỗi một vụ chỉ tối đa là 50 tr (XM) hoặc 100 tr (OTO) khác với con người |
Bài viết không đi sâu vào quá trình thương lượng. Trọng điểm là hồ sơ Cơ quan có thẫm quyền đã giải quyết xong. Các bên đã ký bãi nại với nhau (kết thúc hồ sơ tại cơ quan Công an).
Trường hợp: Lỗi trong vụ tai nạn và nguyên tắc bồi thường TNDS ( Bài Bảo hiểm ô tô là gì ? / Bảo hiểm xe máy là gì ? – Mục bảo hiểm bắt buộc)
Căn cứ trên Giấy ra viên, Kết quả chụp X.Quang, Hồ sơ bệnh án… của người Bên B; Luật hiện hành; Hồ sơ Công An. Bồi thường viên của BH sẽ tính toán như sau:
Ví dụ: B gãy 2 xương sườn. theo Bảng tỉ lệ quy định từ 3% đến 5%
Trích:
(ảnh minh họa)
Số tiền ước tính = Mức trách nhiệm người thứ 3 x tỉ lệ thương tật.
Tùy mức đột thương tật của B nặng hay nhẹ
Thấp nhất | Cao nhất |
150 trđ x 3% = 4,5 trđ | 150 trđ x 5% = 7,5 trđ |
HSCA thể hiện A bồi thường về người cho B. Chọn phương án thấp nhất trong 02 phương án
Phương án 1 | Phương án 2 |
Thương lượng nhỏ hơn 4,5 trđ | Thương lượng lớn hơn 7,5 trđ. |
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho A số tiền nhỏ theo HSCA | Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho A số tiền 7,5 tr |
BH sẽ cử cán bộ giám định (trường hợp đơn giản) hoặc tự thuê cơ quan giám định độc lập (trường hợp phức tạp) và kết hợp cùng A và B để giám định thiệt hại tài sản của B. Dựa trên biên bản giám định, ảnh chụp, báo giá, hóa đơn… BH sẽ khảo sát đánh giá và tính ra số tiền hợp lý. (Hợp lý ở đây chỉ mang tính chất tương đối) – Số tiền ước tính
HSCA thể hiện A bồi thường về tài sản cho B. Chọn phương án thấp nhất trong 02 phương án
Phương án 1 | Phương án 2 |
thương lượng nhỏ hơn số tiền BH ước tính | thương lượng cao hơn số tiền BH ước tính |
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho A số tiền nhỏ theo HSCA | Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho A số tiền BH đã ước tính |
Tòa án là quyết định cuối cùng:
Trong tất cả các trường hợp. Nếu là quyết định của Tòa Án thì đó là phán quyết cuối cùng. Công ty Bảo hiểm phải bồi thường theo Quyết định của Tòa án và không vượt quá mức trách nhiệm. Nhưng để ra tòa thì thời gian kéo dài rất lâu và hồ sơ thủ tục để đưa ra tòa vô cùng phức tạp nên các hồ sơ lớn các bên không thống nhất được thì chuyển phương án buộc phải ra tòa. (Bảo hiểm đền đủ nhưng bạn mất rất nhiều chi phí nếu theo phương án này)
BH sẽ chọn phương án thấp nhất để thanh toán cho A vì phương châm bồi thường là khắc phục hậu quả nên sẽ không sinh lãi ( Ví dụ: A bồi thường cho B ít mà BH bồi thường lại cho A nhiều khác nào thúc đẩy A vi phạm tiếp). – Yêu cầu của các bên:
Dẫn đến tình trạng số tiền BH chi trả thường thấp hơn số tiền A đã bỏ ra theo yêu cầu của B. Nhưng thử đặt trường hợp trên bạn là B thì cũng vậy thôi lúc nào cũng muốn nhận được số tiền bồi thường từ A thật nhiều và đặt lại trường hợp bạn là A thì bạn lại nghĩ B yêu cầu bồi thường quá nhiều không chính đáng, vô lý.
Nên muốn nhận số tiền bồi thường đầy đủ và thỏa đáng thì cung cấp hồ sơ ( Bài viết: Khi gặp tai nạn giao thông cần làm gì để được bồi thường bảo hiểm đầy đủ ? & Hướng dẫn thu thập hồ sơ TNDS Ô Tô / Xe máy để cung cấp cho Bảo hiểm.) cho BH đầy đủ và cân nhắt trong quá trình thương lượng hay tìm hiểu thêm bài viết Hướng dẫn thương lượng bồi thường TNDS.
Có thắc mắc hay góp thêm ý kiến để lại bình luận bên dưới nhé !
ÔTô không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là 1 tài sản lớn.…
Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại hình bảo hiểm con người. Bài…
Bảo hiểm con người kết hợp hay còn gọi là tai nạn con người A-B-C…
Ngày 06 tháng 09 năm 2023 Chính phủ ban hàng Nghị định số 67/2023/NĐ-CP quy…
Ngày 06 tháng 09 năm 2023 Chính phủ ban hàng Nghị định số 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo…
MỨC PHÍ BẢO HIỂM CHÁY NỔ VÀ MỨC KHẤU TRỪ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT…
Để lại bình luận cho bài viết