Nội dung bài viết
Tham gia bảo hiểm là một lựa chọn của Khách hàng nhằm bảo vệ và giảm thiểu mức độ mất mát, nghiêm trọng của các tai nạn có thể xảy đến trong tương lai.
Tuy nhiên, không phải lúc nào Khách hàng cũng có thể được bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm. Hãy tìm hiểu về chế tài bảo hiểm – hay còn gọi là mức giảm trừ bồi thường để có thể bảo vệ quyền lợi bảo hiểm của mình nhé!
Khi khách hàng mua bảo hiểm vi phạm điều khoản hay quy định nào đó trong hợp đồng nhưng chưa đến mức độ từ chối bồi thường, các Công ty bảo hiểm sẽ áp dụng chế tài. Giảm trừ bồi thường là hành động cắt giảm một khoản tiền cụ thể trong khoản bồi thường cho Khách hàng.
Chế tài bảo hiểm sẽ khác nhau. Tùy thuộc vào quy định của từng Công ty bảo hiểm và từng loại bảo hiểm riêng biệt. Tuy nhiên, thông thường Khách hàng sẽ bị giảm trừ bồi thường khi mắc các lỗi. Ví du như vi phạm về thời gian thông báo tổn thất; không thực hiện đầy đủ các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất; tự ý thương lượng khi chưa có sự thống nhất của bảo hiểm; tự ý di chuyển khỏi hiện trường; khai báo sự việc không trung thực…
Hiện nay, hầu hết các loại hình bảo hiểm tài sản chưa có mức giảm trừ bồi thường chung. Tùy mỗi công ty sẽ đưa ra mức giảm trừ khác nhau. Thường tính là phần trăm (%) của số tiền tổn thất.
Ví dụ: HĐBH thể hiện chế tài 10% do lỗi … và tổn thất tính toán là 15 triệu.
Số tiền bồi thường bảo hiểm được tính: 15 triệu x 90% = 13,5 trđ
Nhằm tạo điều kiện xác minh chính xác sự việc; Ràng buộc trách nhiệm của khách hàng trong vụ tai nạn; Tạo được tính minh bạch của hồ sơ bồi thường trước các cơ quan Phát luật nên các Công ty bảo hiểm áp dụng giảm trừ hay giảm trừ bảo hiểm và cũng là đề phòng hạn chế tổn thất.
Chúng ta đều biết khoản tiền bồi thường rất quan trọng với người mua bảo hiểm vì nó góp phần bảo đảm sự an toàn về mặt tài chính khi sự cố xảy ra. Vì thế, khách hàng nên có hiểu biết nhất định về giảm trừ bảo hiểm.
Khách hàng hãy cố hết sức lưu ý thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của mình cũng như có thể tìm đến và lắng nghe tư vấn của các chuyên viên bảo hiểm để có thể tối đa hóa lợi ích của dịch vụ bảo hiểm.
Có thắc mắc hay góp thêm ý kiến để lại bình luận bên dưới nhé !
ÔTô không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là 1 tài sản lớn.…
Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại hình bảo hiểm con người. Bài…
Bảo hiểm con người kết hợp hay còn gọi là tai nạn con người A-B-C…
Ngày 06 tháng 09 năm 2023 Chính phủ ban hàng Nghị định số 67/2023/NĐ-CP quy…
Ngày 06 tháng 09 năm 2023 Chính phủ ban hàng Nghị định số 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo…
MỨC PHÍ BẢO HIỂM CHÁY NỔ VÀ MỨC KHẤU TRỪ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT…
Để lại bình luận cho bài viết