Hướng dẫn thương lượng dân sự với người thứ 3 trong Nghiệp vụ Bồi thường Ô tô / Xe máy

Tai nạn hay còn gọi là sự cố là việc ngoài ý muốn làm ảnh hưởng đến tài chính, tinh thần…. Nếu không may rơi vào hoàn cảnh này thì bài viết sẽ hướng dẫn các bước cơ bản để thương lượng dân sự với bên thứ 3 để nhận được số tiền đền bù cao (hạn chế việc bồi thường cho người thứ 3 cao và nhận lại từ Công ty bảo hiểm thấp)

Ghi chú:
Bên A Xe tham gia bảo hiểm (Người thứ 1)
BH Công ty bảo hiểm
Bên B Đối tượng còn lại (Gọi tắc là  Bên thứ 3): Bao gồm Tài sản (Xe, hàng hóa, Nhà…); Con người
Hồ sơ CA Cơ quan có thẩm quyền như Công An CSGT – CSĐT, Viện Kiểm soát; Tòa án.
Lỗi Do cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Luật hiện hành Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ
Bảng tỉ lệ: BẢNG QUY ĐỊNH TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG (Kèm theo Nghị định số 03/2021/NĐ-CP): Liệt kê các loại thương tật và tỉ lệ mà Công ty bảo hiểm căn cứ chi trả.

Mức trách nhiệm đối với người thứ 3 hiện hành:

Xe máy Xe Ô Tô 
Về người: 150 trđ / 1 người / 1 vụ   Về người: 150 trđ / 1 người / 1 vụ 
Tài sản: 50 trđ / 1 vụ Tài sản: 100 trđ / 1 vụ
Giải thích nhiều người thường hiểu lầm:
+ Về người: B bị tổn thất 2,3…. người thì mức tối đa mỗi người là 150 trđ
+ Tài sản:  B bị tổn thất thì mỗi một vụ chỉ tối đa là 50 tr (XM) hoặc 100 tr (OTO) khác với con người 

Ví dụ: Xe A va chạm vào xe B. Hậu quả: Tài sản trên xe B bị hư / Con người trên xe B bị thương

Hướng dẫn thương lượng dân sự với người thứ 3

1/ Lỗi thuộc về B: 

Tham khảo bài viết – Hướng dẫn thương lượng nhận tiền bồi thường khi bị tai nạn

2/ Lỗi thuộc về A:

Quyền và trách nhiệm các bên

Quyền Bên B:

Được quyền yêu cầu Bên A bồi thường thiệt hại ( người, tài sản, tổn thất tin thần, tổn thất về tài chính…. bất cứ điều gì chịu ảnh hưởng từ vụ tai nạn nói trên).

Trách nhiệm Bên A:

Có trách nhiệm bồi thường tuy nhiên chi phí B đưa ra phải hợp lý (không phải B yêu cầu gì A điều đồng ý) phần này nói sâu hơn:

  • Tai nạn đã sảy ra rồi không cần biết bên nào là đúng hay sai nhưng điều đầu tiên phải hỏi thăm tình trạng của nhau. Vì tai nạn sảy ra đâu bên nào muốn nên một câu hỏi thăm, một lời động viên để xoa diệu tinh thần là điều nên làm.
  • Yêu cầu bên B thông báo số tiền và phương án khắc phục hậu quả – Số tiền yêu cầu 

Ví dụ:

Bên B yêu cầu Bên A bồi thường tiền sửa chữa xe. Thì Bên A yêu cầu Bên B cung cấp bản báo giá. Hay chọn phương án bên B sẽ đồng ý giao tài sản của mình cho A mang đi sửa trả. Để trả lại hiện trạng ban đầu cho Bên B (Phương án rất khó thực hiện khá hiếm gặp)
Bên B yêu cầu Bên A bồi thường tiền thuốc. Thì Bên A yêu cầu Bên B cung cấp các chứng từ y tế chứng minh chi phí B đã bỏ ra để điều trị.

  • Dựa trên yêu cầu / phương án và giấy tờ chứng minh sẽ cân nhắt như sau:
    • Về người:
      • Tham khảo Bảng tỉ lệ trả tiền bảo hiểm (Cách tính toán bồi thường TNDS về người) của Nghị định số 03/2021/NĐ-CP xem số tiền mình sẽ được Công ty bảo hiểm thanh toán khoản bao nhiêu và tham khảo ý kiến của Nhân viên bồi thường CTyBH xem số tiền ước tính CTyBH sẽ thanh toán lại khi kết thúc hồ sơ. Nếu CTyBH chuyên nghiệp và tận tâm thì sẽ thông báo trước số tiền (đây chưa phải số chính xác, số liệu mang tính chất tham khảo) – Số tiền tham khảo
    • Về tài sản: 
      • Tự khảo sát số tiền khắc phục sữa chữa tài sản của Bên B (Cách tính toán bồi thường TNDS về tài sản) (Thuê các cơ sở có chuyên môn để định giá tài sản bị hư hỏng) và tham khảo ý kiến của Nhân viên bồi thường CTyBH xem số tiền ước tính CTyBH sẽ thanh toán lại khi kết thúc hồ sơ. (Một mặt xác định được số tiền Công ty bảo hiểm tính toán có đúng với số tiền mình tự khảo sát hay không và số tiền Bên B yêu cầu có hợp lý hay chưa)
  • So sánh số tiền yêu cầusố tiền tham khảo. (sẽ tạm tính được số tiền bị mất trong vụ tại nạn)
    • Nếu số tiền số tiền yêu cầu thấp hơn thì đồng ý số tiền này
    • Nếu số tiền yêu cầu cao sẽ thương lượng cho bên B giảm xuống thấp nhất có thể
  • Sau khi các bên đã thống nhất số tiền thì đến Công An thỏa thuận giao nhận tiền và ký bãi nại kết thúc HSCA

Tóm lại:

Tại nạn là ngoài ý muốn và trách nhiệm của người gây tai nạn là phải bồi thường thỏa đáng cho người bị tại (Người bị thì muốn nhận bồi thường cao / Người đền thì muốn đền thấp và nhận lại tiền bảo hiểm bồi thường cao). Đó cũng là ước muốn chung của các bên. Tuy vậy còn nhiều điều ảnh hưởng đến quá trình thương lượng như: Kinh tế của người gây tai nạn quá thấp, Người gây tai nạn bị thương nặng hơn người bị tại nạn …. rất nhiều tình huống xảy ra nên bài viết chỉ mang tính tham khảo, không nghiêng về bên nào chỉ muốn nói lên sự việc ngoài ý muốn mỗi bên nhường nhịn và hỗ trợ nhau để đi đến kết quả cuối cùng là hoài giải trong êm đẹp.

Nếu có cần tư vấn thêm hay thắc mắt gì để câu hỏi dưới phần bình luận nhé !

Đánh giá bài viết

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by toilambaohiem.com
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay