Hướng dẫn thương lượng nhận tiền bồi thường khi bị tai nạn

Tai nạn hay còn gọi là sự cố là việc ngoài ý muốn làm ảnh hưởng đến tài chính, tinh thần…. Nếu không may rơi vào hoàn cảnh này thì bài viết sẽ hướng dẫn các bước cơ bản để thương lượng với người đã gây tai nạn để nhận được tiền bồi thường nhanh chóng thỏa đáng.

Ghi chú
Bên A Nạn nhân
Bên B Người gây tai nạn (Lỗi trong vụ tại nạn thuộc về B)
Hồ sơ CA
Cơ quan có thẩm quyền như Công An CSGT – CSĐT, Viện Kiểm soát; Tòa án.
Lỗi
Do cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

(Ảnh minh họa)

Quyền và trách nhiệm của các bên

Quyền Bên A Trách nhiệm Bên B
Được quyền yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại ( người, tài sản, tổn thất tin thần, tổn thất về tài chính…. bất cứ điều gì chịu ảnh hưởng từ vụ tai nạn nói trên) Có trách nhiệm bồi thường theo yêu cầu của A 

Tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân như ( Bên B không có mua bảo hiểm; Kinh tế của B quá khó khăn; mức độ tai nạn của Bên B quá nặng thậm chí tử vong; Yêu cầu của Bên A cao so với phương án khắc phục của Bên B,….). Dẫn đến Bên B không có khả năng chi trả. Nên bài viết này chỉ nêu các thức nhanh chóng để thương lượng yêu cầu B bồi thường:

Cách thương lượng nhận tiền bồi thường khi bị tai nạn

1/ Liệt kê tất cả các khoản chi phí đã bị mất đi trong vụ tai nạn.

Chi phí Phương án Lưu ý
Tiền thuốc: Tổng hợp chi phí tiền điều trị (Ví dụ: Tiền thuốc, tiền đi lại, tiền tái khám sau này,… ). Photo: Giấy ra viện, Kết quả XQuang, Phiếu taxi, Hóa đơn …
Tài sản: Thuê đơn vị chuyên môn đến kiểm tra tình trạng tài sản hư hỏng và lập thành bản báo giá sửa chữa. Thông báo cho bên A kết hợp kiểm tra tình trạng hư hỏng của tài sản và trao đổi phương án khắc phục
Chi phí khác: Liệt kê tiết các khoản chi phí khác mất tiền lương, tạm giữ phương tiện …. Kèm theo giấy tờ chứng minh khoản chi phí đã mất đi trong vụ tai nạn ….

2/ Thông báo cho các bên:

Thông báo cho CA thụ lý hồ sơ và Thông báo cho Bên B nội dung; Phương án khắc phục yêu cầu bên B thanh toán lại các chi phí kể trên.

3/ Tiến hành thương lượng: 

Dựa trên yêu cầu của A . Bên B sẽ thông báo cho bên A biết khả năng bồi thường của mình và yêu cầu bên A hạ mức yêu cầu xuống. Các bên tự thương lượng với nhau:

  • Nếu cả hai bên không thông nhất thì CA sẽ tư vấn. Trường hợp lớn hoặc Trường hợp không thống nhất được dẫn đến xung đột thì sẽ chuyển ra tòa án giải quyết. ( Không khuyến cáo ) 
  • Nếu các bên đã  đã thống nhấn số tiền chi trả thì tiến hành đến cơ quan công an giao nhận tiền và ký biên bản kết thúc hồ sơ.

Tuy nhiên phải nhấn mạnh tùy điều kiện của Bên B và nhiều lý đó khác (Yêu cầu này đôi khi quá đáng với bên này hay chưa thỏa đáng với bên kia) dẫn đến tranh chấp kéo dài như:

  • B muốn bồi thường nhưng hoàng cảnh gia đình quá khó khăn nên không có khả năng chi trả.
  • B muốn phục hồi lại tại cơ sở sửa chữa thông thường nhưng A yêu cầu phải sửa chữa chính hãng nên số tiền chênh lệch cao …
  • B bị nặng hơn bên A  hoặc thương tật nặng hơn thậm chí là B tử vong.
  • B không có tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
  • …..

Tóm lại: 

Tại nạn là ngoài ý muốn và trách nhiệm của người gây tai nạn là phải bồi thường thỏa đáng cho người bị tai nạn (Người bị thì muốn nhận bồi thường cao / Người đền thì muốn đền thấp ). Đó cũng là ước muốn chung của các bên. Tuy vậy còn nhiều điều ảnh hưởng đến quá trình thương lượng như đã nêu ở phần trên nên rất nhiều tình huống xảy ra. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không nghiêng về bên nào chỉ muốn nói lên sự việc ngoài ý muốn mỗi bên nhường nhịn và hỗ trợ nhau để đi đến kết quả cuối cùng là hoài giải trong êm đẹp.

Có thắc mắt hay góp thêm ý kiến để lại bình luận bên dưới nhé !

Đánh giá bài viết

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by toilambaohiem.com
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay