Nội dung bài viết
Trường hợp đặt ra là khi vay vốn Ngân hàng để mua xe. Ngân hàng bắt buộc tham gia bảo hiểm Vật Chất Xe (VCX) của các Công ty bảo hiểm (Trong danh sách chỉ định có liên kết với Ngân hàng) và thường không chấp nhận Khách hàng mang bảo hiểm VCX mua trước hay không nằm trong danh sách bảo hiểm liên kết. Việc làm này đúng hay sai ?
Để trả lời cho câu hỏi trên bài viết sẽ sơ lượt qua một số vấn đề:
Khi vay Ngân hàng mua tài sản thì đa phần Người thụ hưởng (NTH) quyền lợi bảo hiểm đầu tiên là Ngân hàng. Tức khi tai nạn sảy ra thì Công ty bảo hiểm sẽ chi trả quyền lợi bảo hiểm cho Ngân hàng. Tùy theo Ngân hàng, có Ngân hàng thì tất cả quyền lợi Ngân hàng sẽ là người thụ hưởng đầu tiên duy nhất và không hủy ngang trong suốt thời hạn bảo hiểm (Phải có sự đồng ý bằng văn bản của Ngân hàng về đối tưởng nhận quyền lợi bảo hiểm). Có Ngân hàng sẽ giới hạn số tiền tổn thất dưới 5% hay dưới 20 triệu thì Chủ xe có thể nhận quyền lợi bảo hiểm trực tiếp không cần thông báo cho Ngân hàng.
Điều này là điều tất nhiên, khi chưa trả xong khoảng vay thì tài sản đó còn thuộc quyền quản lý của Ngân hàng. Trường người vay không trả nợ thì ngoài việc thưa kiện Ngân hàng sẽ thu hồi tài sản và thanh lý để thu hồi vốn.
Nên Ngân hàng thường hay giử Đăng ký xe bản góc và Khách hàng chỉ giử bản sao (có thời hạn sử dụng). Buộc Người vay sẽ phải đổi bản mới (gọi tắc là cấp giấy đi đường)
Không phải tất cả Ngân hàng điều buộc Khách hàng tham gia bảo hiểm VCX của các Công ty bảo hiểm liên kết. Có một số Ngân hàng vẫn đồng ý nhận bảo hiểm VCX của Khách hàng để cấp lại giấy đi đường.
Ngoài các Ngân hàng đồng ý nhận bảo hiểm VCX của Khách hàng tham gia thì phần đông các Ngân hàng chỉ chấp nhận Bảo hiểm VCX trong danh sách liên kết. Nếu:
Bảo hiểm và Ngân hàng đã ký kết hợp tác với nhau. Nên khi Ngân hàng giới thiệu dịch vụ thì phần hoa hồng Ngân hàng sẽ được nhận. Thế nên Pháp luật không có quy định phải tham gia bảo hiểm VCX theo chỉ định của Ngân hàng tuy nhiên phép vua thu lệ làng mà. Nói đến đây Admin không phân tích sâu vì vấn đề này khá nhạy cảm.
(Ảnh minh họa)
Ưu điểm | Nhược điểm |
Giải ngân nhanh chóng, có giấy đi đường để hoạt động Lãi xuất ưu đãi Hồ sơ bồi thường giải quyết nhanh chóng (Ngân hàng sẽ tác động Đơn vị bảo hiểm) Sử dụng dịch vụ bảo hiểm có thương hiệu, uy tính, chuyên nghiệp | Giải ngân khó khăn tốn thời gian Lãi xuất tăng cao Nếu sảy ra tranh chấp thì thiếu đơn vị có tiếng nói tác động Không được giảm chiết khấu |
Ngân hàng bắt buộc bảo hiểm vật chất là không đúng. Tuy nhiên ngoài nhược điểm cũng có một số ưu điểm. Nên nếu Người vay có tiếng nói thì có thể xem xét làm việc cứng với Ngân hàng. Còn nếu không, nên yêu cầu phía Ngân hàng liệt kê danh sách các Công ty bảo hiểm liên kết và lựa chon các Công ty bảo hiểm có thương hiệu để tham gia.
Có thắc mắt hay góp thêm ý kiến để lại bình luận bên dưới nhé !
ÔTô không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là 1 tài sản lớn.…
Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại hình bảo hiểm con người. Bài…
Bảo hiểm con người kết hợp hay còn gọi là tai nạn con người A-B-C…
Ngày 06 tháng 09 năm 2023 Chính phủ ban hàng Nghị định số 67/2023/NĐ-CP quy…
Ngày 06 tháng 09 năm 2023 Chính phủ ban hàng Nghị định số 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo…
MỨC PHÍ BẢO HIỂM CHÁY NỔ VÀ MỨC KHẤU TRỪ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT…
Để lại bình luận cho bài viết