Kiến thức bảo hiểm

Say rượu gây tai nạn giao thông bảo hiểm có bồi thường không ?

I. Say rượu gây tai nạn giao thông ?

Câu hỏi đặt ra trong quá trình tham gia giao thông nếu trong máu có nồng độ cồn. Khi phát sinh tai nạn giao thông sảy ra có được bảo hiểm bồi thường hay không.

Câu trả lời như sau: Tuy theo loại hình tham gia bảo hiểm, mỗi loại hình khác nhau thì có câu trả lời khác nhau.

Loại hình bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm Ghi chú
Trách nhiệm dân sự Hiện tại: chỉ bồi thường về con người không bồi thường về tài sản của bên thứ 3
Tai nạn lái xe Có và Không Tùy theo thỏa thuận
Vật chất xe
Không Không

(Ảnh minh họa)

Chi tiết 

1/ Trách nhiệm dân sự khi say rượu gây tai nạn giao thông

Trường hợp cấp đơn trước 1/1/2021 (Các xe chưa đổi bảo hiểm) Trường hợp cấp đơn từ 1/1/2021 đến nay (Hiện hành)
Thông tư 22/2016/TT-BTC
(Ngày 16 tháng 02 năm 2016)
Nghị định 03/2021/NĐ-CP
(Ngày 15 tháng 01 năm 2021)
Căn cứ theo Điều 12 Căn cứ theo Điều 13
Phần loại trừ không nói đến nếu trong máu có nồng độ cồn thì không thuộc phạm vi bảo hiểm Phần loại trừ chỉ nói đến nếu trong máu có nồng độ cồn thì không bồi thường thiệt hại đối với tài sản
Tóm lại: Trong máu có cồn thì vẫn bồi thường bình thường cả con người và tài sản đối với người thứ 3 Tóm lại: Trong máu có cồn thì vẫn bồi thường phần trách nhiệm đối với con người
Không bồi thường đối với thiệt hại tài sản của bên thứ 3

2/ Tai nạn lái xe và người ngồi trên xe khi say rượu gây tai nạn giao thông:

Theo khảo sát các Công ty bảo hiểm trên thị trường đa số các Công ty bảo hiểm không bồi thường trường hợp trong máu có nồng độ cồn. Có Công ty mà người ngồi sau có cồn vẫn bị từ chối (Không nêu tên)
Tuy nhiên một số Công ty có điều khoản thêm phí. “Bảo hiểm chấp thuận bồi thường trường hợp trong máu có nồng độ cồn.”
Nên chủ xe / lái xe xem xét rõ điều khoản này trước khi tham gia bảo hiểm

3/ Bảo hiểm vật chất xe khi say rượu gây tai nạn giao thông

Theo khảo sát các Công ty bảo hiểm trên thị trường thì tất cả các Quy tắc đều loại trừ trường hợp có nồng độ cồn trong máu. 

Tuy nhiên có một số trường hợp không nhậu trong máu vẫn có cồn (nêu tại Phần II) và bảo hiểm dựa vào (Luật Nghị định 100/2019/NĐ-CP) đã từ chối trách nhiệm bảo hiểm. Rất nhiều trường hợp đã bị từ chối. Các Chủ xe / Lái xe nên chú ý điểm này.

II. Bất cập về việc trong máu có nồng độ cồn không phải do nhậu say ?

Từ khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Quy định cứ có cồn trong hơi thở là phạt tiền dẫn đến các trường hợp bị oan:

  • Trong máu có cồn nhưng thực tế Lái xe không sử dụng rượu bia hay chất kích thích mà do lên men từ thức ăn, nước uống. Nồng độ cồn vượt mức số 0 miligam/1 lít khí thở là đã bị phạt.
  • Tuy không uống rượu, bia nhưng trong máu vẫn có 1 lượng cồn rất nhỏ. Lại bị từ chối do đã vi phạm quy tắc của các công ty bảo hiểm ( loại hình Vật chất xe / tai nạn Lái xe )

Dẫn đến một số trường hợp không nhậu vẫn bị phạt. Người dân, các tổ chức cũng đã phản hồi vấn đề này lên các cấp; các ngành liên quan nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có sự thay đổi.

II. Để tránh bị CSGT đo nồng độ cồn và Bảo hiểm từ chối do nhậu say nên làm gì  ?

Điều là tất nhiên: khi tham gia giao thông thì không uống rượu / bia / các chất kích thích để đảm bảo cho chính mình và cho cộng đồng.

Điều bất cập: Trường hợp do lên men thức ăn:

Luật thì chưa thấy sửa đổi, mà vướng vào thì lại cãi không lại và đóng phạt nên một số nhà nghiên cứu cho rằng:

Trích từ website: https://laodong.vn/

Về phương pháp “giải” loại cồn này như sau:  Cồn hoa quả hay cồn rượu bia cùng là một loại cồn, kể cả là ít hay nhiều. Do vậy, khi tham gia giao thông, tốt nhất là các lái xe nên tránh ăn nhiều các sản phẩm này, hoặc sau khi ăn xong nên súc miệng kỹ, ngồi nghỉ 30 – 60 phút để lượng cồn bay hết trước khi lưu thông trên đường.

Biết rằng cách này đọc xong thì khá buồn cười nhưng cũng là một điều đáng để xem xét khi Luật chưa sửa đổi.

Có thắc mắc hay góp thêm ý kiến để lại bình luận bên dưới nhé 

5/5 - (2 bình chọn)
Thông TM

Nhân viên kinh doanh / Chuyên viên bồi thường / Giám định viên bảo hiểm phi nhân thọ

Để lại bình luận cho bài viết

Recent Posts

Hiểu lầm về bảo hiểm ÔTô

ÔTô không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là 1 tài sản lớn.…

5 tháng ago

Phân biệt bảo hiểm con người

Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại hình bảo hiểm con người. Bài…

9 tháng ago

Bảo hiểm con người kết hợp

Bảo hiểm con người kết hợp hay còn gọi là tai nạn con người A-B-C…

9 tháng ago

Điểm mới Nghị Định Số 67/2023/NĐ-CP về Xe Cơ Giới

Ngày 06 tháng 09 năm 2023 Chính phủ ban hàng Nghị định số 67/2023/NĐ-CP quy…

1 năm ago

Điểm mới Nghị Định Số 67/2023/NĐ-CP về Cháy Nổ

Ngày 06 tháng 09 năm 2023 Chính phủ ban hàng Nghị định số 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo…

1 năm ago

Phí bảo hiểm cháy nổ hiện hành

MỨC PHÍ BẢO HIỂM CHÁY NỔ VÀ MỨC KHẤU TRỪ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT…

1 năm ago