Nội dung bài viết
Tình huống xảy ra là để bảo vệ tài sản bạn đã tham gia bảo hiểm cho tài sản của mình ( Xe, Nhà, Máy móc, thiết bị… ). Khi tai nạn xảy ra mà nguyên nhân từ bên Thứ 3 gây ra. Trong trường hợp này sẽ giải quyết hồ sơ bảo hiểm như thế nào ?
Ví dụ cụ thể:
Để bảo vệ xe Ô Tô của mình bạn tham gia bảo hiểm vật chất xe. Nguyên nhân tai nạn là do một xe Ô Tô khác va chạm (Lỗi hoàn toàn thuộc về xe Ô Tô kia).
Tương tự: Để bảo vệ nhà xưởng, máy móc thiết bị, hàng hóa của Doanh nghiệp (DN). DN tham gia bảo hiểm Cháy nổ cho nhà xưởng, máy móc, thiết bị. Nguyên nhân tai nạn là do vụ cháy của nhà xưởng bên cạnh DN làm ảnh hưởng đến phần tài sản của DN mình.
(Ảnh minh họa)
Ghi chú: | |
Bên A | Bên mua Bảo hiểm |
Bên B | Người gây thiệt hại (hay còn gọi là người thứ 3) |
Do phần lỗi thuộc về người thứ 3 nên sẽ phát sinh 02 trường hợp:
Trường hợp 1 | Trường hợp 2 |
Người thứ 3 đền bù trách nhiệm của họ gây ra cho tài sản bên A. Khi bên A đã đồng ý nhận tiền đền bù của bên thứ 3 thì kết thúc. Bảo hiểm sẽ không đền bù lại cho bên A. | Người thứ 3 không đền bù cho bên A, hoặc đã đồng ý rồi nhưng không có khả năng chi trả. Bảo hiểm sẽ yêu cầu bên A cung cấp cho Bảo hiểm đầy đủ các văn bản ủy quyền, hồ sơ liên quan. Khi các hồ sơ đầy đủ lúc này Bảo hiểm sẽ bồi thường cho bên A và tự lập hồ sơ để yêu cầu bên thứ 3 bồi thường chi phí đó. Đây được gọi là truy đòi người thứ 3. |
Tuy mỗi công ty bảo hiểm sẽ có các giấy tờ yêu cầu khác nhau. Bài viết sẽ liệt kê một số giấy tờ cơ bản bên dưới.
Các giấy tờ | Ghi chú |
Biên bản giám định thiệt hại | Có xác nhận của A,B và Công ty bảo hiểm để xác định mức độ tổn thất. |
Thông báo đồng ý bồi thường của B (nếu có) | Trường hợp B đã đồng ý bồi thường như chưa có khả năng chi trả |
Giấy ủy quyền của A cho Công ty Bảo hiểm | Có xác nhận đồng ý của Cơ quan có thẫm quyền (Công An, Tòa án.. ) |
Các hồ sơ liên quan | Báo giá sửa chữa, Báo cáo kế toán; Nhập xuất kho; Hóa đơn xây dựng; Hóa đơn mua nguyên liệu; Hóa đơn mua máy móc, số trích lục khấu hao..v..v… Mục đích: để xác định được giá trị tài sản bị cũng như giá thành sản phẩm …. để Bảo hiểm đủ căn cứ lập hồ sơ truy đòi người thứ 3 |
Như nội dung nêu trên phân tích về ưu và nhược điểm
Trường hợp 2 | Trường hợp 2 |
Nếu bên A đàm phán được với bên B và đồng ý nhận bồi thường. Nhiều khả năng thì số tiền bồi thường có chênh lệch (Ví dụ: Tổn thất 10 triệu nhưng A chỉ thanh toán 7 triệu). Số tiền chênh lệch này xác xuất Công ty bảo hiểm thanh toán lại rất thấp (có thể không thanh toán). Nhược điểm: Bị mất 1 khoản tiền Ưu điểm: Tuy nhiên nhanh chóng kết thúc sự việc trong êm đẹp để tiếp tục hoạt động kinh doanh | Do hồ sơ khá phức tạp nên đa phần bảo hiểm sẽ yêu cầu cung cấp hồ sơ để khởi kiện bên B ra tòa (Ra tòa mới có cơ hội yêu cầu bồi thường được chứ đơn phương đem hồ sơ đến đòi rất khó thậm chí không đòi được) Nhược điểm: thời gian kéo dài rất lâu ảnh hưởng đến nhiều mặt ( thời gian, kinh tế… ) Ưu điểm: Bảo hiểm bồi thường lại đầy đủ theo phạm vi bảo hiểm |
Lưu ý: không tư ý thương lượng với người thứ 3 khi chưa có sự đồng ý của bảo hiểm. Trường hợp này rất hay mắt phải. Bảo hiểm có thể từ chối 50% – 100%
Ví dụ: Tham gia vật chất xe, bị người khác va chạm, lỗi xe kia, không báo bảo hiểm tự ý mang xe đến cơ sở sửa chữa và yêu cầu Công ty bảo hiểm bồi thường thì sẽ bị chế tài từ 50% ( Bồi thường 50% ) đến 100% ( Từ chối )
Có thắc mắc hay góp thêm ý kiến để lại bình luận bên dưới nhé !
ÔTô không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là 1 tài sản lớn.…
Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại hình bảo hiểm con người. Bài…
Bảo hiểm con người kết hợp hay còn gọi là tai nạn con người A-B-C…
Ngày 06 tháng 09 năm 2023 Chính phủ ban hàng Nghị định số 67/2023/NĐ-CP quy…
Ngày 06 tháng 09 năm 2023 Chính phủ ban hàng Nghị định số 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo…
MỨC PHÍ BẢO HIỂM CHÁY NỔ VÀ MỨC KHẤU TRỪ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT…
Để lại bình luận cho bài viết