Câu hỏi đặt ra khi tham gia bảo hiểm vật chất xe và không tham gia điều khoản bổ sung xe hoạt động trong khu vực ngập nước.
– Tình huống 1: Xe đang đậu dưới hầm xe do bị thiên tai (lũ lụt) dẫn đến tình trạng ngập nước.
– Tình huống 2: Xe đang lưu thông, do tai nạn làm xe lao xuống sông dẫn đến tình trạng ngập nước.
– Tình huống 3: Xe đang đậu trên đường do mưa lớn kết hợp với triều cường làm nước dân lên dẫn đến tình trạng ngập nước.
Các trường hợp này có được bảo hiểm bồi thường hay không ?
Câu trả lời là Có và tùy trường hợp bảo hiểm sẽ có cách giải quyết khác nhau:
Cụ thể:
– Tình huống 2 và 3 bồi thường bình thường.
– Tình huống 1: khó hơn một tí do hầm xe không đảm bảo an toàn dẫn đến xe bị ngập nước nên lỗi phần lớn là do đơn vị quản lý hầm xe ( Khách sạn, hầm để xe công cộng…) Nhưng không vì lẽ đó mà Bảo hiểm đẩy trách nhiệm qua đơn vị quản lý hầm xe. Nếu khách không biết gì thì Bảo hiểm sẽ đẩy trách nhiệm cho đơn vị quản lý hầm còn nếu Khách hàng hiểu luật thì Bảo hiểm sẽ bồi thường nhưng lúc này hồ sơ phải chuyển sang truy đòi người thứ 3 (Cách làm khá phức tạp).
(Ảnh minh họa)
Phân biệt ngập nước đơn thuần và thủy kích.
Mọi người thường gọi điều khoản Xe hoạt động không khu vực ngập nước thường là Điều khoản thủy kích tuy nhiên hoàn toàn khác nhau
Ngập nước đơn thuần là xe bị ngập nước làm ướt các phụ tùng (điện, nội thất …. ) Nếu không phải động cơ đang hoạt động bị nước vào và dừng đột ngột hay Lái xe cố ý khởi động xe khi xe đang bị ngập thi sẽ không gây ra hiện tượng thủy kích.
Thủy kích được định nghĩa: “Thủy kích động cơ (engine hydrolock) là hiện tượng nước tràn vào buồng đốt của xi-lanh qua đường hút gió khi động cơ đang hoạt động. Tình huống lạc quan nhất là xe chỉ bị chết máy. Do nước không chịu nén khiến piston bị chặn lại không thể di chuyển đến điểm chết trên, đồng thời nước khiến nhiên liệu không thể cháy trong buồng đốt. Thủy kích có thể xảy ra với cả xe hơi lẫn xe máy.
Tình huống sẽ tệ hơn nếu động cơ đang chạy ở tua cao hoặc người lái muốn đề nổ khởi động trở lại. Lúc này, các piston được trục khuỷu đẩy lên rất nhanh để thực hiện quá trình nén khí. Tuy nhiên lượng nước lọt vào buồng đốt sẽ tác động một lực cực lớn ngược trở lại. Hai lực này sẽ ép tay biên (tay dên) biến dạng. Nhẹ thì tay biên bị cong, thành xi-lanh bị trầy xước. Nặng thì tay biên bị gãy, dẫn đến chọc thủng thành xi-lanh, phá huỷ động cơ. Hiểu đơn giản là nước lọt vào trong máy mới gây ra hiện tượng thủy kích.
Lời khuyên:
Có thắc mắc hay góp thêm ý kiến để lại bình luận bên dưới nhé !
ÔTô không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là 1 tài sản lớn.…
Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại hình bảo hiểm con người. Bài…
Bảo hiểm con người kết hợp hay còn gọi là tai nạn con người A-B-C…
Ngày 06 tháng 09 năm 2023 Chính phủ ban hàng Nghị định số 67/2023/NĐ-CP quy…
Ngày 06 tháng 09 năm 2023 Chính phủ ban hàng Nghị định số 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo…
MỨC PHÍ BẢO HIỂM CHÁY NỔ VÀ MỨC KHẤU TRỪ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT…
Để lại bình luận cho bài viết